Nội dung chính
Compressor là một thiết bị quan trọng giúp nâng cao chất lượng âm thanh trong các hệ thống âm thanh. Tuy nhiên, để tối ưu hóa chi phí sản xuất và đơn giản hóa quy trình sử dụng cho khách hàng, nhiều nhà sản xuất đã quyết định lược bỏ thiết bị này. Vì vậy, compressor không phải là một phần phổ biến trong các dàn karaoke hiện nay, dẫn đến việc nhiều người cảm thấy lạ lẫm khi nghe đến thuật ngữ "compressor". Trong bài viết này, CK Audio sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về compressor, cũng như cách điều chỉnh cơ bản thiết bị này để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất cho hệ thống âm thanh của bạn.
Compressor là gì?
Compression là một hiệu ứng giúp cân bằng sự chênh lệch âm lượng giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và nhỏ nhất, tạo ra âm thanh ổn định và mượt mà hơn. Khi xử lý các tín hiệu âm thanh như giọng hát hoặc nhạc cụ, nó làm giảm sự chênh lệch âm lượng giữa các giai đoạn của bản nhạc, giúp âm thanh dễ nghe hơn. Compressor là thiết bị thực hiện hiệu ứng này, thiết lập mức âm lượng trung bình, giúp âm thanh không quá lớn hoặc quá nhỏ, đạt sự cân bằng tối ưu và có thể cải thiện chất lượng âm thanh, làm bản mix trở nên hấp dẫn hơn.
Công dụng của Compressor trong hệ thống âm thanh?
Bảo vệ thiết bị âm thanh: Compressor ngăn chặn các đỉnh tín hiệu đột ngột có thể gây hại cho loa và các thiết bị khác trong hệ thống. Khi mức tín hiệu vượt qua ngưỡng an toàn, Compressor sẽ nén tín hiệu này để bảo vệ thiết bị.
Cải thiện chất lượng âm thanh: Compressor giúp làm cho những âm thanh nhỏ nhẹ dễ nghe hơn và giảm thiểu sự chói tai của các âm thanh lớn, từ đó cải thiện chất lượng âm thanh tổng thể và tạo ra sự đồng đều hơn.
Kiểm soát âm lượng: Trong các buổi biểu diễn trực tiếp hoặc thu âm, Compressor duy trì mức âm lượng nhất quán, ngăn chặn sự thay đổi đột ngột có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe của khán giả.
Tạo âm sắc đặc biệt: Nhiều Compressor cho phép thêm màu sắc và tính cách riêng cho âm thanh, tạo ra các hiệu ứng âm thanh độc đáo mà người dùng mong muốn.
Tăng cường sự rõ ràng của giọng hát: Trong thu âm hoặc biểu diễn trực tiếp, Compressor giúp giọng hát trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt trong môi trường ồn ào hoặc khi nhiều nhạc cụ cùng phát, giúp giọng hát không bị lấn át bởi âm thanh khác.
Điều khiển Compressor cần lưu ý những gì?
Threshold: Đây là ngưỡng tín hiệu âm thanh mà Compressor bắt đầu tác động. Nếu tín hiệu vượt ngưỡng này, Compressor sẽ nén âm lượng xuống mức cho phép.
Compression Ratio: Quy định mức độ nén tín hiệu khi vượt qua ngưỡng Threshold. Tỷ lệ càng cao, tín hiệu sẽ bị nén mạnh hơn. Ví dụ, tỷ lệ 4:1 có nghĩa là khi tín hiệu vượt ngưỡng 4dB, Compressor chỉ cho phép tín hiệu tăng thêm 1dB.
Attack: Thời gian mà Compressor bắt đầu tác động vào tín hiệu âm thanh. Thời gian ngắn giúp xử lý nhanh chóng, trong khi thời gian dài tạo ra âm thanh mượt mà hơn.
Release: Thời gian mà Compressor chuyển tín hiệu từ dạng nén về trạng thái ban đầu. Release quá dài có thể làm mất tính tự nhiên của âm thanh.
Gain: Cường độ âm thanh sau khi được nén. Gain giúp bù lại phần cường độ bị giảm sau khi Compressor tác động.
Cách Điều Chỉnh Compressor Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu
Threshold
- Compressor là thiết bị điều khiển âm lượng một cách tự động. Nó tự động phân tích tín hiệu âm thanh, nếu thấy tín hiệu đó thỏa mãn tiêu chí bạn đặt ra, nó sẽ tự động tác động lên âm thanh. Threshold chính là tiêu chí đó.
- Threshold có vai trò như hoa tiêu chỉ điểm báo cho Compressor biết khi nào được phép bắt đầu hoạt động. Nó quy định 1 mức cường độ âm thanh cụ thể nào đó (ví dụ: -23d), nếu cường độ âm thanh vượt quá ngưỡng đó, Compressor sẽ ngay lập tức can thiệp và giảm cường độ xuống. Còn nếu cường độ âm thanh thấp hơn ngưỡng đó thì Compressor sẽ không xử lý để tín hiệu âm thanh tự nhiên đi qua. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, kể cả khi cường độ tín hiệu âm thành nằm dưới threshold 1 khoảng nào đó, Compressor vẫn sẽ kích hoạt.
Tỷ lệ nén của Compressor
- Chính vì vậy có thể khẳng đinh, Threshold chính là một trong hai thông số quan trọng nhất của của Compressor. Thậm chí, nếu các compressor tối giản chức năng chỉ với 2 điều khiển duy nhất thì Threshold luôn là một trong hai.
Compression Ratio
- Compressrion Ratio (tỉ lệ nén) chính là thông số quan trọng thứ 2. Ratio quy định mức độ can thiệp của Compressor lên cường độ tín hiệu âm thanh nếu cường độ tín hiệu vượt quá Threshold.
- Ratio càng cao thì Compressor càng giảm mạnh cường độ tín hiệu âm thanh. Nhiều người thường bị nhầm giữa hai thông số này. Chúng ta hãy nhớ Ratio là tỷ lệ chứ không phải là một con số cố định nhằm ám chỉ số dB bị giảm đi bởi compressor. Ratio của compressor thường được biểu diễn tỷ lệ dưới dạng n:1 (ví dụ: 1:1, 2:1, 3:1, 4:1, 5:1…)
- Ví dụ Ratio là 4:1, khi tín hiệu vượt quá threshold 4dB, Compressor sẽ giảm cường độ tín hiệu âm thanh để nó chỉ vượt quá threshold theo tỷ lệ 1/4 của 4dB, tức là 1dB.
Cụ thể hơn:
- Số dB mà compressor cho phép cường độ tín hiệu âm thanh vượt ngưỡng Threshold = 1/n
- Nếu Ratio tỉ lệ 1 : 1 thì nó sẽ không làm gì cả, để im cho mọi tín hiệu âm thanh đi qua.
- Căn cứ vào Ratio, chúng ta sẽ biết được thế nào được coi là nhẹ, vừa và mạnh. Thông thường, tỉ lệ 2 : 1 là nén nhẹ nhàng. Từ 3 : 1 đến 4 : 1 là nén vừa phải. Từ 5 : 1 đến 8 : 1 trở lên là nén mạnh.
- Ngoài ra, khi Ratio từ 10 : 1 đến ∞:1 (∞ là dương vô cực), Compressor được coi như 1 limiter. Tại ratio ∞:1, Compressor sẽ trở thành BrickWall Limiter và không cho tín hiệu vượt quá Threshold nữa.
Attack trong Compressor
Ví dụ: nếu bạn để attack là 5ms còn giá trị thiết lập của nhà sản xuất là 10dB. Tức là compressor sẽ mất 5ms để giảm đi 10dB, mất 10ms để giảm đi 20dB với cùng một giá trị 5ms.
- Một số Compressor chỉ cho phép chúng ta lựa chọn giữa Fast Attack và Slow Attack (ví dụ SSL Channel Compressor). Tùy nhà sản xuất và Model, fast attack thường rơi vào khoảng 20-1000 micro giây (1 micro giây bằng 1/1.000.000 giây). Slow Attack thường dao động từ 20-50 mili giây. Attack nhanh (dưới 10ms) sẽ làm giảm độ dày của âm thanh và ngược lại.
Ví dụ: khi xử lý tiếng va chạm của hai chiếc xe ô tô đi với tốc độ cao. Attack nhanh sẽ khiến cho âm thanh mỏng, yếu và thiếu tự nhiên do compressor đã gần như ngay lập tức can thiệp làm yếu đi giai đoạn mở đầu của tiếng va chạm đó. Còn nếu bạn dùng attack chậm (20 – 50ms) âm thanh va chạm nghe sẽ mạnh hơn, uy lực hơn vì nó tác động chậm hơn, phần năng lượng mạnh nhất của tiếng va chạm ít bị can thiệp hơn. Thay vào đó, nó tác động chủ yếu vào phần âm thanh tiếng va chạm ngân ra sao.
Release
- Ngược lại với Attack, Release ảnh hưởng tới khoảng thời gian Compressor cần để chuyển tín hiệu từ dạng nén hoàn toàn thành dạng bình thường (không bị nén).
Ví dụ: Nếu compressor có gọt đi của chúng ta 3dB, sau khi cường độ âm thanh không còn thỏa mãn tiêu chí do Threshold đặt ra, Compressor sẽ thực hiện giai đoạn Release (release phase) để trả lại 3dB đã mất giúp tín hiệu audio phục hồi lại mức âm lượng thu/phát như bình thường. Tương tự như Attack, giả sử Release chúng ta để là 30ms – điều này không có nghĩa là Compressor sẽ luôn thực hiện quá trình Release trong vòng 30ms. Nó phụ thuộc vào số dB mà Compressor đã cắt đi của tín hiệu gốc và phụ thuộc vào giá trị tham chiếu của hãng sản xuất nữa. Và cũng giống như attack, nếu compressor lấy di của chúng ta 10dB với cùng một giá trị release chúng ta đã căn từ trước, quá trình phục hồi âm lượng thu/ phát cho tín hiệu audio gốc sẽ mất ít thời gian hơn so với khi compressor lấy đi của chúng ta 20dB.
Hiệu ứng Pumping và Breathing
Pumping: Khi Attack và Release quá ngắn hoặc kết hợp với nhau không hợp lý, sự thay đổi về âm lượng diễn ra đột ngột hoặc không tự nhiên dẫn tới cảm giác âm lượng thay đổi quá rõ ràng. Nói 1 cách tượng hình, chúng ta sẽ thấy âm thanh cứ như nhảy bổ vào mặt người nghe rồi thụt lại, sau đó tiếp tục lặp đi lặp lại như thế. Tuy nhiên, khi sử dụng đúng trường hợp, đây lại là một hiệu ứng rất thú vị. Các bạn hãy nghe lại những bản classic rock năm 60-70 để cảm nhận hiệu ứng pumping trong tiếng trống của họ. Pumping là 1 phần của Rock’n’Roll, và tới thời nay, nếu các bạn làm EDM, hãy thử master effect này xem sao nhé.
Breathing: Tương tự như Pumping nhưng sự không ổn định về âm lượng chỉ diễn ra với các tần số cao (thường là tiếng ồn, tiếng thở trong bản mix) do đó tạo ra cảm giác có tiếng ai đó đang… thở. Cách minh họa dễ nhất? Bạn hãy nén vocal mạnh tay với attack ngắn, release ngắn và lắng nghe sự thay đổi trong tiếng thở của ca sĩ nhé. Với người mới tập mix nhạc mà phải giao sản phẩm cho khách, Prosound khuyên các bạn nên dùng các compressor có chức năng Auto Release cho an toàn. Trong đa số các trường hợp thông thường, Auto-Release cho kết quả tương đối tốt.
- Knee giúp bạn điều chỉnh độ mượt mà và tự nhiên khi compressor biến đổi tín hiệu âm thanh từ trạng thái bình thường không nén (uncompressed) sang trạng thái bị nén (compressed).
- Có 3 loại Knee phổ biến: Hard Knee, Medium Knee, SoftKnee. Ở chế độ Soft Knee, âm thanh chuyển từ trạng thái thường sang bị nén 1 cách nhẹ nhàng, từ từ hơn rất nhiều so với Hard Knee. Medium Knee là mức nằm giữa.
- Khi thiết lập Soft-Knee hoặc Medium Knee, Compressor sẽ tác động khi tín hiệu còn chưa kịp chạm tới Threshold và tăng dần ratio khi cường độ tín hiệu tăng dần. Compressor sẽ đạt ratio tối đa (là mức chúng ta quy định) khi cường độ tín hiệu vượt quá Threshold. Điều này dẫn tới việc Compressor sẽ tăng dần mức tăng cường độ tín hiệu. Tín hiệu càng to, Compressor hoạt động càng mạnh. Kết quả là sự chuyển biến về cương độ âm thanh mượt mà, tự nhiên hơn.
Make-up Gain
Nút Make-up Gain (cách viết khác là Output Gain hoặc là Gain) cho phép bạn điều chỉnh cường độ tín hiệu đầu ra của Compressor.
Gain Reduction Meter
- Đại đa số Compressor cho chúng ta biết số dB bị cắt đi bởi Compressor là bao nhiêu qua công cụ đo cường độ tín hiệu tên là Gain Reduction (viết tắt là GR). Nhờ đó, chúng ta dễ dàng theo dõi xem lúc nào thì Compressor hoạt động/không hoạt động, hoạt động nhanh hay chậm, tác động ít hay nhiều bằng mắt thường.
- Một số Compressor có nút Auto Make-up. Trong khi căn chỉnh Compression,Dbacoustic khuyên không nên sử dụng nút Auto Make-up vì dễ lầm tưởng rằng mình đang làm cho âm thanh hay hơn.
Compressor là một công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện chất lượng âm thanh, mang lại trải nghiệm nghe tốt hơn cho người dùng. Mặc dù không phải là thiết bị phổ biến trong nhiều dàn âm thanh, việc hiểu rõ về compressor và cách sử dụng nó sẽ giúp bạn tối ưu hóa hệ thống âm thanh của mình. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về compressor và có thể áp dụng hiệu quả để nâng cao chất lượng âm thanh trong các sự kiện hay không gian giải trí của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ với CK Audio để được tư vấn chi tiết hơn!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: B6-10 Vinhomes Gardenia, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0866.034.838
Fanpage: https://www.facebook.com/ckaudio.vn
Youtube: https://www.youtube.com/@ckaudiovn
Instagram: https://www.instagram.com/ckaudio.store/